- Trang chủ
- Kiến Thức Sức Khỏe
- Gout (gút) là gì?| Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Gout (gút) là gì?| Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Gout hay Gút (thống phong) là một trong những bệnh lý về xương phổ biến. Hiện nay, số lượng người mắc bệnh Gout đang có dấu hiệu gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Vậy Gout là gì? Nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng và cách điều trị Gout như thế nào? Cùng tảo xoắn Đại Việt tìm hiểu ngay nhé!
Gout là gì?
Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận. Rối loạn này làm cho thận không thể lọc acid uric trong máu.
Bản thân acid uric là vô hại. Sau khi hình thành trong cơ thể, acid uric sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị Gout, lượng acid uric không thể đào thải dần tích tụ lại. Theo thời gian, nồng độ acid uric sẽ cao lên, chúng dần tạo thành các tinh thể nhỏ. Các tinh thể này thường tập trung ở xương, khớp gây ra hiện tượng viêm, sưng khớp làm bệnh nhân đau đớn hơn.
Theo PGS-TS Đoàn Văn Đệ, tần suất mắc Gout tại Việt Nam là 0,4 – 0.5% các bệnh liên quan khớp. Khoa Khớp, bệnh viện 115 thống kế được khoảng 10% bệnh nhân khám bệnh là bệnh nhân Gout.
Nguyên nhân gây ra bệnh Gout là gì?
Có hai nguyên nhân chính là nguyên phát và thứ phát.
Các nguyên nhân nguyên phát gây ra bệnh Gout: tuổi tác 30-60 tuổi; giới tính: nam giới; chế độ ăn uống nhiều purin (ăn nhiều gan, thận, lòng đỏ trứng, nấm…)
Các nguyên nhân thứ phát gây ra bệnh Gout:
- Rối loạn gen (hiếm gặp)
- Tăng sản xuất acid uric/ giảm đào thải acid uric hoặc cả hai: Suy thận hoặc các bệnh lý khiến chức năng lọc acid uric suy giảm; Bệnh bạch cầu cấp; Dùng thuốc lợi tiểu; dùng thuốc ức chế tế bào để trị bệnh ác tính; dùng thuốc kháng lao…
Triệu chứng của Gout là gì?
Các triệu chứng của Gout thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm. Đa số trường hợp, các triệu chứng Gout xuất hiện khi người bệnh từng mắc Gout cấp tính hoặc mãn tính.
Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng cho Gout:
- Đau khớp đột ngột, dữ dội
- Khớp sưng tấy, sưng đỏ
- Khớp đau nhiều khi đụng vào
- Vùng quanh khớp ấm lên
Các biểu hiện của Gout thường kéo dài từ vài giờ cho đến 1, 2 ngày. Đối với những trường hợp Gout nặng hơn thì cơn đau có thể kéo dài cả tuần. Người bị Gout không dùng thuốc điều trị sẽ có các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn:
- U cục tophi quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Các cục u này do tích tụ tinh thể acid uric dưới da. Nếu không được xử lý, các cục u này sẽ ngày càng to hơn.
- Tổn thương khớp
- Sỏi thận do các tinh thể acid uric tích tụ trong thận
Ai dễ bị Gout?
Thống kê cho thấy cứ 200 người trưởng thành thì có 1 người bị Gout. Bệnh Gout không phân biệt tuổi tác, giới tính. Tuy nhiên, nam giới mắc Gout nhiều hơn nữa, tuổi dễ bị Gout là từ 30-50 tuổi. Bệnh này thường ít xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi. Phụ nữ sau mãn kinh có tỉ lệ mắc bệnh này nhiều hơn.
Có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh Gout:
- Chế độ ăn nhiều đạm, hải sản
- Tuổi tác và giới tính
- Uống nhiều bia rượu, thức uống có cồn
- Thừa cân, béo phì, tăng cân quá mức
- Gia đình từng có người bị Gout
- Mới phẫu thuật hoặc vừa bị chấn thương
- Huyết áp cao
- Chức năng thận có vấn đề
- Dùng một số loại thuốc gây tích tụ acid uric: Aspirin, thuốc hóa trị liệu, thuốc lợi tiểu…
- Từng mắc bệnh tiểu đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim mạch, bệnh truyền nhiễm, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu…
- Mất nước
Gout có nguy hiểm không?
Gout là bệnh lành tính, có thể điều chỉnh hoặc phòng ngừa bằng việc thay đổi chế độ ăn. Gout không gây tử vong nhưng Gout lại khiến tuổi thọ của người bệnh suy giảm. Gout khiến cho người bệnh đau đớn, căng thẳng và mất ngủ thường xuyên.
Mức độ nguy hiểm của bệnh Gout được đánh giá theo 3 giai đoạn bệnh:
- Giai đoạn 1: Acid uric trong máu cao nhưng chưa có triệu chứng Gout.
- Giai đoạn 2: Nồng độ Acid Uric cao, xuất hiện các nốt tophi – tinh thể ở ngón chân. Các nốt này khi đã xuất hiện thì sẽ nhanh chóng gia tăng cả số lượng và khối lượng. Chúng có thể gây ra các vết loét. Giai đoạn này đã có những cơn đau xuất hiệu nhưng chưa nghiêm trọng. Cơn đau không kéo dài.
- Giai đoạn 3: Các triệu chứng của Gout không biến mất. Lúc này các tinh thể acid uric sẽ tấn công nhiều khớp xương hơn, gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh hơn.
Đa số bệnh nhân Gout chỉ dừng ở giai đoạn 1 hoặc 2. Người bệnh phát triển đến giai đoạn 3 khá hiếm bởi các triệu chứng bệnh ở giai đoạn 2 khá rõ nét nên thường được phát hiện và điều trị kịp thời.
Phương pháp phòng bệnh Gout
Gout hoàn toàn có thể phòng tránh bằng một số biện pháp cụ thể như sinh hoạt điều độ, khoa học và có chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý.
Thực hiện các việc sau để phòng bệnh Gout nhanh nhất:
- Không tự ý uống thuốc không do bác sĩ chỉ định hoặc lược bỏ bớt thuốc kê toa.
- Tái khám thường xuyên để kiểm duyệt sức khỏe
- Điều trị sớm và đúng cách các bệnh lý có thể gây gout thứ phát như suy thận, rối loạn chuyển hóa chất…
- Kiên trì tập thể dục mỗi ngày, duy trì cân nặng hợp lý
- Hạn chế ăn nội tạng, hải sản, thịt đỏ
- Ăn ít chất béo bão hòa hoặc thực phẩm chứa nhiều chất béo
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như tảo xoắn Spirulina
- Dùng đường tự nhiên từ rau củ và ngũ cốc
- Uống nhiều nước
- Không dùng/ hạn chế rượu bia, đồ uống có gas/cồn, cafe…
Các biện pháp điều trị bệnh Gout
Khi điều trị Gout, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Trong cơn Gout cấp cần điều trị viêm khớp
- Phòng tái phát, phòng lắng đọng urat trong mô, phòng biến chứng qua việc điều trị tăng acid uric máu. Cố gắng kiểm soát acid uric máu dưới 360 mmol (Gout chưa có nốt tophi) và dưới 320 mmol (Gout có nốt tophi)
Hướng điều trị cụ thể cho bệnh nhân bị bệnh Gout
- Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt
Không ăn nội tạng động vật, thịt đỏ, tôm, cua…Không ăn quá 150 gram thịt/ngày.
Không uống rượu, giữ cân nặng hợp lý, thể dục thường xuyên
Uống nhiều nước
Hạn chế sử dụng các loại thuốc làm tăng acid uric trong thời điểm khởi phát cơn Gout cấp.
- Điều trị nội khoa
Sử dụng thuốc kháng viêm (Dùng khi có cơn Gout cấp)
Thuốc giảm acid uric (Dùng trong giai đoạn mãn tính để phòng tái phát cơn Gout cấp)
- Điều trị ngoại khoa
Trong các trường hợp: Gout có kèm biến chứng loét; bội nhiễm các nốt tophi; kích thước nốt tophi quá lớn ảnh hưởng đến vận động của người bệnh…thì việc can thiệp nội khoa là cần thiết – Đây là phẫu thuật cắt bỏ tophi.
Trên đây là những ảo thông tin tổng quan về Gout cũng như nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và các hướng phòng và điều trị bệnh này. Nếu bạn còn bất cứ điều gì băn khoăn về Gout và cách phòng chống Gout thì có thể liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua thông tin sau:
TẬP ĐOÀN TẢO XOẮN ĐẠI VIỆT
Website : https://taoxoandaiviet.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/taoxoandaiviet.inc/
ĐCVP1: 57-58, TT20, Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
ĐCVP2: 131 Trần Phú, Văn Quan, Hà Đông, Hà Nội
Xin cảm ơn và hân hạnh phục vụ quý khách!