Hotline 1: 0961476638 Hotline: 0866591588 Email: admin@taoxoandaiviet.vn
Địa chỉ: Số 9 TT21 KĐT Văn Phú - Phú La - Hà Đông - Hà Nội

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Với người bị tiểu đường, chế độ ăn uống rất quan trọng. Đảm bảo dinh dưỡng; cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho bệnh nhân; không làm tăng đường huyết…đều là những điều vô cùng quan trọng. Tảo xoắn Đại Việt giúp bạn lên chế độ dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường ngay trong bài viết này. Cùng theo dõi nhé!

Chế độ ăn cho người bị tiểu đường

Tiểu đường là 1 trong 3 bệnh phổ biến song hành cùng tuổi tác (tim mạch, ung thư và đái tháo đường). Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát bệnh trạng thì chế độ ăn uống hợp lý đóng góp vai trò quan trọng giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn lượng glucose máu. 

Người bị bệnh tiểu đường cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống
Người bị bệnh tiểu đường cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống

Thực thi chế độ dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường một cách hợp lý, giúp cho:

  • Người bệnh duy trì sức khỏe, tránh thiếu dinh dưỡng do quá trình kiêng ăn lâu dài.
  • Giảm hiện tượng đường huyết tăng cao quá mức do chọn thực phẩm không đúng.
  • Hạn chế được việc phải dùng nhiều thuốc điều trị bệnh do lượng đường máu được khống chế một cách tự nhiên.
  • Giảm nguy cơ mắc các biến chứng do tiểu đường.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường cần chú ý một số nguyên tắc sau:

  • Đủ các nhóm dinh dưỡng cơ bản: đạm; chất béo; tinh bột; vitamin và khoáng chất.
  • Không làm chỉ số đường huyết tăng cao sau ăn.
  • Không làm chỉ số đường huyết hạ quá thấp những lúc xa bữa ăn.
  • Dinh dưỡng đủ để duy trì hoạt động thể lực, trí tuệ mỗi ngày.
  • Đảm bảo cân nặng ở mức lý tưởng.
  • Không thúc đẩy các nguy cơ khác như mỡ máu, huyết áp cao, tổn thương thận…
  • Thích hợp với thói quen, sở thích ăn uống của người bệnh.
Chế độ dinh dưỡng đảm bảo cân bằng chỉ số đường huyết mỗi ngày rất cần thiết
Chế độ dinh dưỡng đảm bảo cân bằng chỉ số đường huyết mỗi ngày rất cần thiết

Cần chú ý gì khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường?

  1. Chia nhỏ khẩu phần ăn, ngoài 3 bữa chính nên có 3 bữa phụ nhỏ. Việc này giúp cơ thể không bị đói hoặc no quá; ổn định đường huyết; giữa chỉ số đường huyết ổn định trước và sau khi ăn.
  2. Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: gạo lứt, rau xanh, ổi, thanh long, táo…
  3. Hạn chế thực phẩm nhiều đường: bánh kẹo, nước ngọt, chuối, xoài, mít…
Đồ ngọt với lượng đường cao ảnh hưởng rất xấu tới bệnh trạng của người bị tiểu đường 
Đồ ngọt với lượng đường cao ảnh hưởng rất xấu tới bệnh trạng của người bị tiểu đường
  1. Không nên cắt thái thực phẩm quá nhỏ hoặc ninh quá nhừ. Điều này tránh cho thức ăn được tiêu hóa quá nhanh. Như vậy chỉ số đường huyết khi đói và sau bữa ăn sẽ lên xuống thất thường.
  2. Theo dõi cân nặng để điều chế độ ăn phù hơn. Cân nặng tiêu chuẩn không nhỏ hơn bình phương chiều cao x20 và không lớn hơn bình phương chiều cao x22.
  3. Vẫn cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất: đạm, béo, tinh bột, Vitamin và khoáng chất.

Thực phẩm tốt cho người tiểu đường

  • Tảo xoắn Spirulina

Tảo xoắn Spirulina có đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cơ bản: đạm; chất béo; tinh bột; Vitamin và khoáng chất giúp người bị tiểu đường cân bằng dinh dưỡng tốt nhất. Trong tảo xoắn cũng có rất nhiều chất chống oxy mạnh giúp cho người bị tiểu đường phòng chống được các biến chứng của bệnh, giảm viêm loét do tiểu đường. 

Tảo xoắn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho người bị tiểu đường
Tảo xoắn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho người bị tiểu đường
  • Gạo lứt

Gạo lứt là thực phẩm cung cấp lượng chất xơ dồi dào vô cùng. Người bị béo phì, tiểu đường khi tiêu thụ gạo lứt có thể giúp làm giảm đường máu. Với bệnh nhân tiểu đường, gạo lứt còn giúp làm chậm tiến triển bệnh.

  • Khoai lang luộc, hấp

Khoai lang luộc hoặc hấp có rất nhiều lợi ích với người bị bệnh tiểu đường. Trong đó phải kể đến những công dụng quan trọng như: kiểm soát đường huyết; giảm tình trạng kháng insulin; giảm cân; chống oxy hóa tốt; giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường; cải thiện hệ tiêu hóa…

Người bị tiểu đường chỉ nên ăn khoai luộc, hấp; không nên ăn khoai lang nướng
Người bị tiểu đường chỉ nên ăn khoai luộc, hấp; không nên ăn khoai lang nướng
  • Các loại đỗ, các loại hạt

Chỉ số đường huyết được kiểm soát tốt hơn nhờ bổ sung thường xuyên các loại hạt. Với chế độ dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường, các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ, quả phỉ…tác động tích cực đến huyết áp của người tiểu đường. Đồng thời, các hạt này còn ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa chất béo; lượng đường máu và mức độ viêm của cơ thể…

  • Rau xanh

Rau xanh cung cấp lượng carbohydrate lớn cho người bị tiểu đường. Đặc biệt, nhóm những loại rau xanh có lượng GI thấp như cà rốt, bắp cải, măng tây, bông cải xanh…có tác dụng cải thiện bình ổn đường huyết rất tốt. 

Nhóm rau xanh có lượng GI thấp giúp giảm nguy cơ tăng cân ở người bị tiểu đường
Nhóm rau xanh có lượng GI thấp giúp giảm nguy cơ tăng cân ở người bị tiểu đường
  • Hoa quả ít ngọt: thanh long, cam, táo, ổi, bưởi…

Chất xơ trong hoa quả ít ngọt mang đến cảm giác no bụng cho người bị bệnh tiểu đường. Những loại hoa quả như cam, dâu tây, bưởi, anh đào… có thể giúp kiềm chế cơn thèm ăn vặt rất tốt. 

Người bị tiểu đường chỉ nên ăn hoa quả có chỉ số đường huyết tối đa ở mức 69
Người bị tiểu đường chỉ nên ăn hoa quả có chỉ số đường huyết tối đa ở mức 69
  • Sữa không đường, sữa dành cho người bị tiểu đường.

Sữa là thực phẩm mà tất cả các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên người bị bệnh tiểu đường sử dụng. Những dòng sữa không đường, sữa dành riêng cho người bị tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết tốt lại cung cấp đủ dinh dưỡng cho người bệnh.

Thực phẩm không tốt cho người bị tiểu đường

  • Bánh mì trắng.
  • Khoai nướng.
  • Gạo xát kỹ.
  • Miến dong.
  • Đường, bánh kẹo.
  • Nước ngọt.
  • Hoa quả ngọt: dưa hấu, nhãn, na, xoài, mít,…
  • Chất tạo ngọt có chứa năng lượng như Saccharose, Glucose,…
  • Không nên ăn mặn

Quan niệm sai lầm về chế độ dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường

Tiểu đường không còn là căn bệnh xa lạ. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tồn tại rất nhiều quan niệm sai lầm về chế độ dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường được truyền tai nhau. Có thể kể đến một số điều sau:

  • Người bị tiểu đường không được ăn cơm, chỉ được ăn miến dong. Điều này hoàn toàn sai, chỉ số đường huyết của miến rong (95) cao hơn gạo trắng (83).
  • Người bị tiểu đường chỉ cần không ăn tinh bột là giữ được chỉ số đường huyết ổn định. Cắt hẳn tinh bột khiến người bệnh bị thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Người bệnh tiểu đường có thể ăn mì tôm thay cơm. Mì tôm nằm trong danh mục thực phẩm có nhiều bột đường. 

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, chế độ dinh dưỡng hợp lý còn giúp ổn định đường huyết.

Trên đây là những thông tin chi tiết về các nhóm thực phẩm tốt và không tốt cho người bị bệnh tiểu đường mà tảo xoắn Đại Việt tổng hợp được. Mong những thông tin này giúp ích cho quý khách hàng. Liên hệ với Đại Việt để được tư vấn về sản phẩm tảo xoắn dành cho người bị tiểu đường.

TẬP ĐOÀN TẢO XOẮN ĐẠI VIỆT

Website : https://taoxoandaiviet.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/taoxoandaiviet.inc/

ĐCVP1: 57-58, TT20, Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội

ĐCVP2: 131 Trần Phú, Văn Quan, Hà Đông, Hà Nội

Xin cảm ơn và hân hạnh phục vụ quý khách!

img