- Trang chủ
- Kiến Thức Sức Khỏe
- Thiếu máu là gì?
Thiếu máu là gì?
Thiếu máu là một trong những bệnh phổ biến trên thế giới. Tuy không phải lúc nào cũng nguy hiểm nhưng thiếu máu gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người bệnh. Vậy thiếu máu là gì? Cần biết gì về thiếu máu? Tảo xoắn Đại Việt sẽ cùng bạn tìm hiểu ngay hôm nay nhé!
Thiếu máu là gì?
Thiếu máu là thuật ngữ chỉ tình trạng thiếu hụt lượng huyết sắc tố và hồng cầu trong máu ngoại vi giảm. Từ đó, lượng oxy trong máu đi đến các cơ quan khác không đủ dẫn đến nhiều triệu chứng bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống.
Bệnh thiếu máu xảy đến do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu. Trong đó phải kể đến những nguyên nhân sau:
- Giảm sản xuất máu tại tủy xương;
- Cơ thể thiếu sắt; acid folic; vitamin B12
- Di truyền bất thường;
- Tán huyết miễn dịch;
- Suy tủy xương;
- Suy thận mạn;
Triệu chứng của bệnh thiếu máu là gì?
Người bị thiếu máu thường có những biểu hiện sau:
- Mệt mỏi, thường hồi hộp, nhịp tim đập nhanh;
- Dễ ù tai; chóng mặt; hoa mắt;
- Da dẻ xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt;
- Rối loạn tiêu hóa, chán ăn;
- Rối loạn kinh nguyệt/ mất kinh (ở phụ nữ);
Ai dễ bị thiếu máu?
Ngoài thiếu máu là gì, câu hỏi ai dễ bị thiếu máu cũng rất được quan tâm. Thiếu máu có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nhưng, bệnh thiếu máu dễ phát sinh ở những đối tượng sau:
- Người có chế độ dinh dưỡng không đủ Sắt; Vitamin B12; Folate;
- Người có bệnh rối loạn đường ruột;
- Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt;
- Phụ nữ trong quá trình mang thai;
- Bệnh nhân có bệnh mãn tính: ung thư; suy thận; suy gan…
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh máu di truyền;
Chẩn đoán bệnh thiếu máu như thế nào?
Thiếu máu là gì? Có cách nào chuẩn đoán chính xác bệnh thiếu máu không?
Để chẩn đoán chính xác có mắc bệnh thiếu máu không, loại bệnh thiếu máu và nguyên nhân gây bệnh cần dựa vào kết quả chẩn đoán lâm sàng và kết quả xét nghiệm.
Xét về lâm sàng, nếu có các dấu hiệu sau được xác định là bị thiếu máu:
- Da dẻ xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt;
- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, thường dễ ngất xỉu;
- Rối loạn tiêu hóa thời gian dài, chán ăn, ăn không ngon;
- Dễ mệt mỏi; tim đập nhanh thường xuyên; dễ hồi hộp, đánh trống ngực;
- Phụ nữ mất kinh nguyệt;
Xét về việc chẩn đoán thiếu máu qua các kết quả xét nghiệm công thức máu; hàm lượng acid folic/ hàm lượng Ferritin/tủy:
- Xét nghiệm công thức máu có thể xác định thiếu máu nếu nồng độ Hemoglobin trong máu ở các chỉ số sau:
Nam giới: Thấp hơn 13g/dl.
Nữ giới: Thấp hơn 12g/dl.
Người cao tuổi: Thấp hơn 11g/dl.
- Xét nghiệm chỉ ra lượng Ferritin giảm; acid folic/ vitamin B12 giảm; tủy giảm sinh máu.
Sự kết hợp của nhiều phương pháp chẩn đoán trên sẽ kết luận được bạn có bị thiếu máu hay không.
Phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu như thế nào?
Để phòng việc bị thiếu máu, chúng ta cần thực hiện phối hợp nhiều phương pháp:
- Ăn uống khoa học đủ dưỡng chất, an toàn và vệ sinh.
- Sinh hoạt, làm việc phù hợp kết hợp rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.
- Phụ nữ cần bổ sung thêm sắt và ăn thức ăn chứa nhiều sắt khi đến kỳ kinh nguyệt.
- Quan tâm đến những bất thường trong cơ thể để phát hiện sớm vấn đề.
- Khám sức khỏe định kỳ.
Để điều trị bệnh thiếu máu có hai hướng: Với bệnh trạng nhẹ, việc tự điều dưỡng ở nhà bằng thực phẩm bổ sung, chế độ ăn uống giàu Sắt…là cách tốt nhất; Với trường hợp thiếu máu nghiêm trọng, một số biện pháp điều trị dưới đây sẽ tốt hơn:
- Truyền máu;
- Dùng Corticosteroid/ thuốc ức chế hệ miễn dịch;
- Dùng erythropoietin kích thích tủy xương tạo máu;
Chế độ ăn uống cho người thiếu máu
Trong các loại thiếu máu, thiếu máu do sắt là phổ biến nhất. Ngược lại, thiếu máu do sắt cũng dễ cải thiện nhất. Việc bồi dưỡng qua ăn uống hoàn toàn có thể đưa tình trạng thiếu máu do sắt trở lại bình thường. Tham khảo chế độ ăn uống cho người thiếu máu dưới đây:
Người trưởng thành thiếu máu nên ăn gì?
Thiếu máu là gì? Người thiếu máu nên ăn gì? Người trưởng thành khi bị thiếu máu cần đảm bảo ăn uống cân đối và đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, cần bổ sung nhóm thực phẩm giàu Protein chứa nhiều sắt, acid folic và các vitamin B.
- Protein động vật: Chọn thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, gan, tiết; Chọn hải sản như cá thu, cá hồi, sò, ốc…;
- Protein thực vật: Chọn ăn rau lá xanh đậm; chọn ăn nhiều đậu, đỗ và các loại hạt; Chọn dùng tảo xoắn Spirulina.
Trẻ em thiếu máu do thiếu sắt nên ăn gì?
Bổ sung sắt cho trẻ bằng cách uống thêm sắt hoặc các chế phẩm của sắt theo chỉ định của bác sĩ/ chuyên gia dinh dưỡng. Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với tuổi của trẻ theo nguyên tắc:
- Ăn đủ nhu cầu khuyến nghị;
- Đa dạng các nhóm thức ăn;
- Tăng cường thực phẩm giàu sắt;
- Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C;
Trên đây là những thông tin cơ bản về thiếu máu là gì và những điều cần biết. Nếu bạn cần tìm hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng cho người bị thiếu máu hoặc thực phẩm nào tốt cho người thiếu máu thì hãy liên hệ với tảo xoắn Đại Việt để biết thêm chi tiết.
TẬP ĐOÀN TẢO XOẮN ĐẠI VIỆT
Website : https://taoxoandaiviet.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/taoxoandaiviet.inc/
ĐCVP1: 57-58, TT20, Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
ĐCVP2: 131 Trần Phú, Văn Quan, Hà Đông, Hà Nội
Xin cảm ơn và hân hạnh phục vụ quý khách!