Hotline 1: 0961476638 Hotline: 0866591588 Email: admin@taoxoandaiviet.vn
Địa chỉ: Số 9 TT21 KĐT Văn Phú - Phú La - Hà Đông - Hà Nội

VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG & CÁCH ĐIỀU TRỊ

Viêm loét dạ dày – tá tràng là gì? Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tảo xoắn Đại Việt tìm hiểu ngay nhé!

Bệnh thường gặp ở rất nhiều người. Ở giai đoạn đầu, bệnh này hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu để bệnh phát triển sang giai đoạn mãn tính, thì việc chữa trị sẽ khó khăn hơn, thậm chí gây ra nhiều biến chứng đáng tiếc.

Viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?

Tổn thương viêm và loét ở niêm mạc dạ dày – tá tràng được gọi là viêm loét dạ dày. Lớp niêm mạc dạ dày/tá tràng bị bào mòn khiến cho các lớp thành dạ dày hoặc thành ruột bị lộ ra gây ra tổn thương. 

Viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến hiện nay
Viêm loét dạ dày-tá tràng là bệnh phổ biến hiện nay

95% các vết loét ở vị trí tá tràng, loét ở dạ dày chiếm 60% trong khi đó các vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm khoảng 25% các trường hợp.

Ai dễ bị viêm loét dạ dày – tá tràng?

Là bệnh phổ biến, tuy nhiên, ở những trường hợp cụ thể, nguy cơ mắc bệnh này cũng cao hơn người bình thường. Những đối tượng dưới đây thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn:

Người có thói quen uống đồ uống có cồn và hút thuốc lá

Khói thuốc lá chứa 200 chất độc gây hại cho cơ thể con người, đặc biệt là nicotine. Nicotine trong thuốc lá khiến cơ thể tiết ra nhiều hơn cortisol – đây là tác nhân khiến tăng nguy cơ mắc bệnh.

Rượu, bia và đồ uống có cồn nếu được hấp thụ thường xuyên cũng khiến cho cơ thể chịu nhiều tổn thương. Các cơ quan nội tạng dễ bị tổn thương bởi cồn, trong đó có dạ dày – tá tràng.

Người thường xuyên căng thẳng thần kinh

Người thường xuyên căng thẳng thần kinh, lo âu nhiều sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng rất xấu đến quá trình bài tiết acid dạ dày.

Stress liên tục thời gian dài là yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng.
Stress liên tục thời gian dài là yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng.

Người có chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ

Thức khuya, bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ giấc, lười vận động…là những thói quen xấu góp phần làm gia tăng nguy cơ bị bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do hai nguyên nhân chính gây ra: Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori; Dùng thuốc kháng viêm không steroid.

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP)

Helicobacter Pylori (HP) là xoắn khuẩn roi gram âm. Vi khuẩn HP sống ở lớp nhầy ở bề mặt niêm mạch dạ dày. Vi khuẩn này có thể tồn tại trong môi trường acid của dạ dày. Sau khi vào dạ dày, vi khuẩn HP sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc và tiết ra độc tố làm mất chức năng chống acid dạ dày của lớp niêm mạc này.

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)

Trong thực tế, Vi khuẩn HP chính là một nguyên nhân phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh. Vi khuẩn này có thể gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng mãn tính mà không có bất kỳ triệu chứng nổi bật nào suốt quá trình phát triển.

Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm thường xuyên

Việc sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm thời gian dài ở nhiều đối tượng làm quá trình tổng hợp Prostaglandin bị ức chế. Prostaglandin là một chất có công dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm. 

Sự thiếu hụt Prostaglandin gây ra các vết viêm loét dạ dày- tá tràng
Sự thiếu hụt Prostaglandin gây ra các vết viêm loét

Biểu hiện viêm loét dạ dày tá tràng

Người bị bệnh này thường có những biểu hiện sau:

  • Đau vùng thượng vị
  • Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn
  • Mất ngủ
  • Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị
  • Rối loạn tiêu hóa
Đau bụng vùng thượng vị là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh viêm loét dạ dày.
Đau bụng vùng thượng vị là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh viêm loét dạ dày.

Viêm loét dạ dày – tá tràng có nguy hiểm không?

Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể trở thành bệnh mạn tính. Đặc biệt, bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe:

  • Thủng dạ dày – tá tràng
  • Xuất huyết tiêu hóa trên
  • Hẹp môn vị

Phương pháp điều trị

Bệnh nếu được điều trị sớm sẽ nhanh chóng được chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu để bệnh bước vào giai đoạn mãn tính, viêm dạ dày – tá tràng sẽ không thể trị dứt điểm. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện ra các triệu chứng khiến bạn nghi ngờ, hãy đi khám ngay lập tức.

Khi điều trị bệnh, việc điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ cũng như hạn chế những đồ ăn có tính kích thích là điều rất quan trọng. Đồng thời, người bệnh cũng phải thăm khám thường xuyên để được chẩn đoán, xây dựng phác đồ điều trị tốt nhất cho từng giai đoạn bệnh.

Trong quá trình điều trị, việc quan trọng nhất là ngưng dùng thuốc kháng viêm không Steroid. Nếu có các phác đồ điều trị diệt trừ vi khuẩn Helicobacter Pylori nếu có thể. 

Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh nên và không nên ăn.

Thực phẩm nên ăn

  • Sữa, trứng
  • Thực phẩm có nhiều đạm dễ tiêu
  • Rau củ quả tươi
  • Thức ăn chứa tinh bột ít mùi vị, dễ tiêu
  • Các loại dầu thực vật
Dầu lạc, dầu vừng…là thực phẩm cung cấp chất béo không thể thiếu của người bệnh
Dầu lạc, dầu vừng…là thực phẩm cung cấp chất béo không thể thiếu của người bệnh

Thực phẩm không nên ăn

  • Các loại thịt chế biến sẵn: xúc xích, lạp sườn…
  • Thức ăn cứng, dai nhiều gân sụn hoặc ra nhiều xơ
  • Gia vị cay chua nóng
  • Các loại nước có cồn, gas, cafe, chè đặc…

Trên đây là những thông tin về viêm loét dạ dày – tá tràng bạn nên biết. Nếu vẫn còn thắc mắc về căn bệnh này hãy liên hệ với tảo xoắn Đại Việt để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé!

TẬP ĐOÀN TẢO XOẮN ĐẠI VIỆT

Website : https://taoxoandaiviet.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/taoxoandaiviet.inc/

ĐCVP1: 57-58, TT20, Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội

ĐCVP2: 131 Trần Phú, Văn Quan, Hà Đông, Hà Nội

Xin cảm ơn và hân hạnh phục vụ quý khách!

img